logo

[Tiếng Anh Mất Gốc] ĐỘNG TỪ - CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ, CÁCH SỬ DỤNG

Mục lục[Hiện]

Nếu bạn đang học lại tiếng Anh từ con số 0 và không biết nên bắt đầu từ đâu, thì động từ (verb) chính là lựa chọn lý tưởng nhất. Bạn có thể chưa biết nhiều từ vựng, chưa nói được câu dài, nhưng chỉ cần biết một vài động từ đơn giản, bạn đã có thể giao tiếp được những điều cơ bản nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những gì đơn giản nhất nhưng quan trọng nhất về động từ, cùng cách dùng thực tế và dễ nhớ dành cho người mới bắt đầu.

I. ĐỘNG TỪ LÀ GÌ?

   Động từ (Verb) là từ chỉ hành động, trạng thái hoặc quá trình.

II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CƠ BẢN

    1. Động từ hành động (Action verbs)

        Định nghĩa: Động từ hành động diễn tả các hành động hoặc hoạt động cụ thể mà chủ thể thực hiện.

        Chức năng: Giúp thể hiện các hành động mà người hoặc vật đang thực hiện.

        Ví dụ:

        Run (chạy): She runs every morning. (Cô ấy chạy mỗi sáng.)

        Talk (nói): They talked for hours. (Họ đã nói chuyện hàng giờ.)

        Write (viết): He writes in his journal daily. (Anh ấy viết nhật ký hàng ngày.)

    2. Động từ trạng thái (Stative verbs)

        Định nghĩa: Động từ trạng thái diễn tả các trạng thái, cảm xúc, hoặc sự nhận thức, không thể hiện hành động cụ thể.

        Chức năng: Thường dùng để mô tả cảm xúc, sở hữu, suy nghĩ hoặc trạng thái của chủ thể.

        Ví dụ:

        Love (yêu): She loves her family deeply. (Cô ấy yêu gia đình rất nhiều.)

        Hate (ghét): I hate waiting in line. (Tôi ghét phải chờ đợi.)

       Think (nghĩ): I think you’re right. (Tôi nghĩ bạn đúng.)

        Know (biết): Do you know the answer? (Bạn có biết câu trả lời không?)

   3. Động từ khiếm khuyết (Modal verbs)

       Định nghĩa: Động từ khiếm khuyết biểu thị khả năng, yêu cầu, nghĩa vụ, hoặc lời khuyên.

       Chức năng: Đi kèm với động từ chính (ở dạng nguyên mẫu) để bổ sung ý nghĩa về mức độ cần thiết hoặc khả năng.

       Các động từ khiếm khuyết thường gặpcan, could, may, might, must, shall, should, will, would

       Ví dụ:

       Can (có thể): She can swim very well. (Cô ấy bơi rất giỏi.)

       Must (phải): You must wear a seatbelt. (Bạn phải đeo dây an toàn.)

       Should (nên): You should try this dish. (Bạn nên thử món này.)

   4. Động từ liên kết (Linking verbs)

       Định nghĩa: Động từ liên kết kết nối chủ ngữ với một từ hoặc cụm từ khác để mô tả hoặc bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ.

       Chức năng: Không diễn tả hành động, mà kết nối chủ ngữ với thông tin mô tả thêm về chủ ngữ.

       Các động từ liên kết phổ biếnbe, become, seem, appear, feel, look, sound

       Ví dụ:

       Be (là): He is a doctor. (Anh ấy là bác sĩ.)

       Become (trở thành): She became very popular. (Cô ấy trở nên rất nổi tiếng.)

       Seem (dường như): He seems tired. (Anh ấy dường như mệt mỏi.)

       

 5. Động từ trợ động từ (Auxiliary verbs)

     Định nghĩa: Động từ trợ giúp cho động từ chính trong câu, giúp hình thành các thì hoặc cấu trúc câu        phức tạp.

     Chức năng: Được dùng để bổ trợ cho động từ chính để tạo các thì (quá khứ, hiện tại hoàn thành...),        câu phủ định, câu hỏi      và câu nhấn mạnh.

     Các trợ động từ phổ biếnbe/ been, do/ does/did, have/has,will 

     Ví dụ:

     BeShe is studying now. (Cô ấy đang học.) – trợ động từ “is” tạo thành thì hiện tại tiếp diễn.

     DoI do not like coffee. (Tôi không thích cà phê.) – trợ động từ “do” dùng trong câu phủ định.

     HaveThey have finished the project. (Họ đã hoàn thành dự án.) – trợ động từ “have” tạo thành thì            hiện tại hoàn thành.

III. CÁCH SẮP XẾP PHỔ BIẾN VỊ TRÍ CỦA ĐỘNG TỪ 

     Động từ là thành phần trung tâm của câu và thường được đặt ở các vị trí khác nhau tùy thuộc vào cấu      trúc và loại câu. 

 1. Câu khẳng định:

     Trong câu khẳng định, động từ thường đứng sau chủ ngữ, đóng vai trò chính thể hiện hành động hoặc      trạng thái.

     Ví dụ: "Tôi đi học." (Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ)

     Tiếng Anh: "I go to school."

 2. Câu phủ định:

     Ở câu phủ định, động từ vẫn đứng sau chủ ngữ, nhưng sẽ có thêm từ phủ định (như "không" trong            tiếng Việt hoặc "do not/ does not" trong tiếng Anh).

     Ví dụ: "Tôi không đi học."

     Tiếng Anh: "I do not go to school."

 3. Câu nghi vấn:

     Trong câu hỏi, động từ thường đứng trước chủ ngữ nếu có trợ động từ. Nếu không, động từ chính vẫn      đứng sau chủ ngữ như trong tiếng Việt.

     Ví dụ: "Bạn đi học chưa?" hoặc "Bạn có đi học không?"

     Tiếng Anh: "Do you go to school?"

 4. Câu mệnh lệnh:

    Trong câu mệnh lệnh, động từ đứng đầu câu để thể hiện yêu cầu hoặc lời chỉ thị, tạo sự ngắn gọn và rõ     ràng.

    Ví dụ: "Đi học ngay!" 

    Tiếng Anh: "Go to school now!"

 5. Câu có trạng từ hoặc bổ ngữ:

    Động từ có thể đi cùng trạng từ hoặc bổ ngữ, thường đứng sau trạng từ chỉ thời gian hoặc hoàn cảnh,       thể hiện thêm chi tiết về hành động.

    Ví dụ: "Tôi đang đi học." (trạng từ "đang" đứng trước động từ)

    Tiếng Anh: "I am currently going to school."

   => Nhìn chung, trong cấu trúc câu đơn giản, động từ thường nằm giữa chủ ngữ và tân ngữ, làm nổi bật    hành động hoặc trạng thái của chủ thể. Vị trí này giúp người đọc hoặc người nghe dễ dàng nắm bắt ý        nghĩa chính của câu.

 

IV. TRƯỜNG HỢP CÓ HAI ĐỘNG TỪ Ở TRONG CÂU

 1. Động từ + to + Động từ nguyên mẫu

     Dùng khi: Động từ đầu thể hiện ý muốn, kế hoạch, hoặc quyết định làm gì đó trong tương lai.

     Ví dụ: "I plan to travel next year." (Tôi dự định đi du lịch vào năm sau.)

     Các động từ thường gặp: want, need, plan, decide, hope, promise.

  2. Động từ + Động từ dạng V-ing

      Dùng khi: Động từ đầu thể hiện sở thích, thói quen, hoặc sự tránh né.

      Ví dụ: "She enjoys reading books." (Cô ấy thích đọc sách.)

      Các động từ thường gặp: enjoy, avoid, finish, consider, mind.

  3. Động từ + Động từ nguyên mẫu không "to"

      Dùng khi: Động từ đầu là động từ chỉ cảm giác hoặc các động từ đặc biệt như letmake.

      Ví dụ: "I saw him run across the street." (Tôi nhìn thấy anh ấy chạy qua đường.)

      Các động từ thường gặp: see, hear, feel, let, make.

 4. Động từ + Động từ dạng V-ing hoặc to-infinitive với ý nghĩa khác nhau

     Dùng khi: Một số động từ khi đi với cả hai dạng đều đúng nhưng nghĩa sẽ khác nhau.

     Ví dụ:

     "I remembered to lock the door." (Tôi nhớ khóa cửa.) – nhớ để làm một việc.

     "I remember locking the door." (Tôi nhớ đã khóa cửa.) – nhớ lại việc đã làm.

     Các động từ thường gặp: remember, stop, try.

 5. Danh sách các từ có nghĩa khác nhau khi đi với To- infinity and V-ing

🎯 Sự khác nhau giữa "love to + Verb" và "love + Verb-ing"

     Love + Verb-ing

     Ý nghĩa: Diễn tả sở thích hoặc niềm yêu thích đối với một hoạt động chung chung, lâu dài hoặc cảm giác tận hưởng khi làm việc đó.

     Sắc thái: Nhấn mạnh sự tận hưởng hoặc cảm giác vui vẻ khi tham gia hoạt động.

     Ví dụ:

     I love reading books. →Tôi thích đọc sách - nhấn mạnh niềm yêu thích đối với việc đọc sách nói chung.

     She loves traveling. → Cô ấy yêu việc du lịch - tập trung vào sở thích chung chung, không nhất thiết là hiện tại.

      Love to V: Nhấn mạnh vào sự lựa chọn hoặc một hành động cụ thể.

      I love to wake up early on weekends. (Tôi thích dậy sớm vào cuối tuần – đây là một thói quen hoặc lựa chọn cụ thể.)

      Ví dụ:

      I love to read books. (Tôi thích đọc sách.)

      She loves to cook for her family. (Cô ấy thích nấu ăn cho gia đình.)

      They love to travel around the world. (Họ thích du lịch khắp thế giới.)

🎯 Hate to + Verb và Hate + Verb-ing

      Ý nghĩa:

      "Hate to + Verb": Nhấn mạnh cảm giác không thoải mái khi làm điều gì, thường là ở hiện tại hoặc tương lai.

      "Hate + Verb-ing": Nói về một hoạt động hoặc thói quen mà bạn không thích.

      Ví dụ:

      I hate to interrupt, but I need to ask a question. (Tôi ghét phải ngắt lời, nhưng tôi cần hỏi một câu - một hành động cụ thể.)

      I hate interrupting people. (Tôi ghét việc ngắt lời người khác - thói quen nói chung.)

 

 🎯 Try to + Verb và Try + Verb-ing

       Ý nghĩa:

      "Try to + Verb": Diễn tả sự nỗ lực để làm một việc gì đó, tập trung vào mục tiêu.

      "Try + Verb-ing": Gợi ý thử làm một điều gì đó để xem kết quả.

       Ví dụ:

       I try to finish my work before the deadline. (Tôi cố gắng hoàn thành công việc trước hạn.)

       You should try meditating to relax. (Bạn nên thử thiền để thư giãn.)

 

🎯 Stop to + Verb và Stop + Verb-ing

     Ý nghĩa:

    "Stop to + Verb": Dừng việc đang làm để làm một hành động khác.

    "Stop + Verb-ing": Dừng hoàn toàn một hành động hoặc thói quen.

     Ví dụ:

     I stopped to take a break. (Tôi dừng lại để nghỉ ngơi - dừng việc khác để làm điều này.)

     I stopped smoking last year. (Tôi đã bỏ hút thuốc vào năm ngoái - dừng hẳn việc hút thuốc.)

 

V. TỔNG KẾT

Động từ chính là “trái tim” của câu – không có động từ, một câu tiếng Anh sẽ mất đi linh hồn và ý nghĩa. Với người mất gốc, việc bắt đầu lại từ động từ là lựa chọn thông minh và hiệu quả. Từ những hành động đơn giản như eat, go, work đến các động từ phức tạp hơn như have been, should do,… tất cả đều là nền móng để bạn nói được, viết được, và hiểu được tiếng Anh.

Hãy nhớ:
✅ Học tiếng Anh không phải là chuyện “giỏi nhanh” mà là đi từng bước đúng đắn.
✅ Học chắc động từ hôm nay, bạn sẽ đặt được câu đúng, rõ ràng và tự tin vào ngày mai.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT <<< [Tiếng Anh mất gốc] DANH TỪ VÀ CÁC DANH TỪ THƯỜNG GẶP >>> <<< BÀI ĐẦU TIÊN PHẢI HỌC KHI MỚI BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH LÀ GÌ? LÀ CẤU TRÚC CỦA MỘT CÂU TRONG TIẾNG ANH >>>

ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH TẠI TELESA ENGLISH NGAY!!!

 


Bài viết khác